Our Blog

Sàn Gỗ Căm Xe Là Gì? Có Tốt Không? Ưu Và Nhược Điểm Ván Sàn Căm Xe?

Sàn Gỗ Căm Xe Là Gì? Có Tốt Không? Ưu Và Nhược Điểm Ván Sàn Căm Xe?

Date : 2020-04-22

Gỗ căm xe hay còn gọi là cẩm xe (có tên khoa học là Xylia Xylocarpa) là câu gỗ lớn, tán rộng, chiều cao trung bình trên 30m, đường kính có thể lên đến 1,2m. Khi còn nhỏ cây thường cong queo, nhưng khi lớn lên lại tròn và thẳng. Lượng nhựa tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm.

Cây gỗ Căm xe là một trong những loại gỗ quý thuộc nhóm II cùng loại với Lim xanh, Táu, Nghiến, Kiền kiền, Dinh. Để cây có được đường kính từ 35cm - 40cm cần tới 5 năm phát triển và tới 20 năm thì có thể đạt được đường kính thân từ 1.2m trong điều kiện được trồng ở vùng đất màu mỡ. Tuy nhiên, cây căm xe thường bị chết sớm do bị sâu mộng và chết đứng, nên thường chỉ lớn được tới 50cm, rất hiếm có những cây căm xe lớn. Do thời gian trồng lâu và khó trồng nên cây căm xe hầu như không được ứng dụng trồng như những cây lâm nghiệp. Hầu hết cây căm xe sinh trưởng tốt ở môi trường rừng nguyên sinh, và số lượng gỗ căm xe sử dụng trong chế biến gỗ tại Việt Nam và nhiều nước được khai thác từ Rừng tự nhiên.

Cấu tạo của sàn gỗ căm xe (Thể nguyên bản, thể ghép)

Ván sàn căm xe có cấu tạo tương tự như sàn gỗ tự nhiên. Sàn căm xe Solid là dòng sản phẩm được sản xuất từ gỗ nguyên thanh không ghép. Trong khi đó có nhiều loại ván sàn căm xe có giá thành rất rẻ được sản xuất từ gỗ căm xe nhưng là những thanh gỗ nhỏ, được sử dụng máy ghép + keo kết dính để ghép thành từng thanh ván sàn.

Đặc điểm nhận biết và phân loại ván sàn gỗ căm xe 

Cách nhận biết sàn căm xe

Gỗ căm xe có màu đỏ rất đẹp, màu đỏ vàng khi gỗ mới được khai thác và chế biến thành sàn gỗ hoặc nội thất. Lượng nhựa trong gỗ tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm, do đặc tính có khả năng lên nhựa nên chỉ sau sáu tháng khi sản phẩm được hoàn thiện, gỗ căm xe thường chuyển sang màu đỏ, sậm tối dần. Vì gỗ Căm xe cứng nên dễ bị nứt và xé thân. Đặc biệt, với những loại cây gỗ ít tuổi có đường kính thân nhỏ hơn 40cm thì tỉ lệ lấy gỗ thấp cũng như chất lượng gỗ cũng không cao.

Cây căm xe cho chất lượng gỗ tốt; không bị sâu mọt; chống được độ ẩm, chống nước và độ cứng cũng rất cao; ổn định nên được người Việt ưa chuộng trong việc sản xuất sàn gỗ, cầu tháng, tủ bếp và đồ nội thất, …

Gỗ sàn căm xe có mấy loại ?

Sàn gỗ căm xe Solid liền thanh

Trong Tiếng anh, Solid nghĩa là nguyên khối, liền thanh. Cấu tạo dạng nguyên khối duy nhất. Solid là cách phân loại sàn gỗ tự nhiên tại các nước Nhật Bản và Châu âu. Còn từ Căm xe, là tên gọi tiếng Việt của cây gỗ Căm xe. Loại Solid là loại đắt thứ hai trong số các loại sàn căm xe.

Sàn gỗ căm xe ghép FJL hoặc UNI

Sàn gỗ FJL hoặc UNI được gọi là sàn tự nhiên dạng ghép. Loại này là loại sử dụng nhiều thanh gỗ căm xe nhỏ để ghép thành một thanh lớn. FJL flooring là viết tắt của từ “Finger Joint Laminated Flooring”. Còn UNI Flooring là viết tắt của loại sàn gỗ tự nhiên UNI. 2 loại FJL và UNI đều gọi là sàn gỗ tự nhiên ghép thanh. Trong đó, FJL là ghép nhiều thanh và song song. Ghép UNI là ghép nhiều thanh và không song song.

Sàn gỗ căm xe xương cá

Đây là loại sàn gỗ cùng dạng với sàn Solid. Là loại có giá thành đắt nhất. Giá thi công, lắp đặt cũng đắt hơn các loại sàn gỗ khác. Về bản chất, cấu tạo loại sàn này giống sàn Solid 100%. Tuy nhiên, phần mộng có sự khác nhau. Theo đó, cứ mỗi hai thanh ghép lại, thì có 1 thanh mộng bên trái và một thanh mộng bên phải. Nếu bạn muốn một sàn nhà kiểu cổ điển. Sàn nhà kiểu Vintage (Châu Âu). Thì đây là sự lựa chọn tin cậy.

Sàn gỗ căm xe Engineer

Sàn gỗ căm xe Engineer hay còn gọi là ván sàn kỹ thuật Engineer căm xe. Đây là loại sàn đang có xu thế được sử dụng nhiều tại Châu Âu và Nhật Bản. Sàn này sử dụng ít loại gỗ tự nhiên hơn, giá cũng rẻ hơn nhưng độ bền vẫn đảm bảo như sàn gỗ tự nhiên 100%.

Cấu tạo loại sàn này chia làm 2 lớp: Lớp đáy gọi là đáy Plywood. Làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên ép lại. Lưu ý: Là gỗ tự nhiên hoàn toàn, không phải như gỗ công nghiệp làm từ bột giấy. Lớp mặt, làm bằng gỗ tự nhiên, nhưng chỉ dày 2 hoặc 3mm. Nhờ điều này, sàn căm xe engineer, nhìn giống như loại sàn solid. Đặc biệt là khi nhìn từ phía trên xuống. Vân gỗ y nguyên. Màu sắc giống hệt. Độ bền cũng giống nhau đều trên 50 năm. Nhưng giá chỉ bằng khoảng 75% so với sàn tự nhiên căm xe solid. Giá loại sàn gỗ engineer căm xe ( ván sàn kỹ thuật căm xe) rẻ thứ 3 trong các loại gỗ sàn căm xe. Để phân loại sàn gỗ này chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí: Xuất xứ , quy cách, cấu tạo (thể nguyên bản, thể ghép).

Hiện nay gỗ sàn căm xe cung cấp tại thị trường Việt Nam phổ biến nhất là gỗ căm xe Lào. Đây là dòng sản phẩm được người dùng yêu thích nhất cả về chất lượng cốt gỗ, vân và màu sắc. Bên cạnh đó, ván lót sàn tự nhiên căm xe còn có xuất xứ tại Malaysia, Indonesia. Căm xe Việt Nam cũng được đánh giá khá cao vì có độ rắn chắc tương đương với dòng gỗ căm xe Lào. Để phân biệt sàn gỗ theo xuất xứ bạn có thể nhận biết qua một số tiêu chí:

Về màu sắc: Sàn gỗ xuất xứ từ Lào có đặc điểm màu sàn gỗ đậm hơn sàn gỗ Indonesia và Malaysia.

Về thớ gỗ: Sàn căm xe Lào có thớ gỗ nhỏ hơn, săn chắc và thẳng hơn.

Về trọng lượng: Do sống ở vùng đất thị cằn cỗi, nên loại sàn gỗ này có trọng lượng nặng hơn, đặc hơn và săn chắc hơn hẳn so với các dòng gỗ căm xe Indonesia và Malaysia.

Gỗ căm xe phân bổ ở những nước nào?

Gỗ căm xe được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và phổ biển ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. Bên cạnh đó, cây Căm xe cũng mọc ở Nam Phi, Ấn Độ nhưng cho chất lượng cốt gỗ, vân và màu sắc không đẹp bằng khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cây căm xe được đánh giá có chất lương rất cao khi mọc ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Bên cạnh đó, căm xe cũng mọc nhiều ở Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước,…

Nên sử dụng sàn gỗ căm xe ở đâu thì tốt ? 

Những người làm trong lĩnh vực gỗ thường đánh giá cao về chất lượng Căm xe được khai thác từ Việt Nam, Lào và Campuchia. Với những khu vực này, gỗ Căm xe mang lại giá trị chất lượng về cốt gỗ, vân và màu gỗ rất đẹp. Để phân biệt gỗ căm xe khai thác từ nước nào người ta thường dựa vào vân gỗ và màu gỗ để phân biệt. Kỹ thuật này chỉ những người trong nghề được tiếp xúc với nhiều loại gỗ Căm xe khai thác từ nhiều nước khác nhau mới có thể phân biệt được.

Từ khoảng 10 năm trở lại đây, nguồn gỗ Căm xe tại Việt Nam đã bị khai thác cạn kiệt và đã bị cấm khai thác, Lào và Campuchia cũng từng bị khai thác ồ ạt trong những năm 2015 trở về trước dẫn đến nguồn cung khan hiếm. Sau 2015, chính phủ hai nước này cũng đã đưa ra những chính sách nhằm siết chặt việc khai thác gỗ Căm xe. Từ 2015, gỗ căm xe chủ yếu được khai thác từ Nam Phi chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, gỗ căm xe ở Nam Phi có màu tối đỏ hơn căm xe Đông Nam Á, thớ gỗ cũng lớn hơn nên không đẹp và cho sản phẩm thẩm mỹ cao như gỗ căm xe Đông Dương.

Quy trình khai thác và chế biến gỗ căm xe thành ván sàn?

Những loại gỗ căm xe được khai thác ở rừng

- Cây gỗ lớn đường kính được tính từ phần lõi 50cm trở lên: có giá trị cao thường được sử dụng làm những loại nội thất có giá trị như bàn ghế, thiết kế nội thất chịu lực cao.

- Các cây gỗ căm có đường kính phần lõi từ 30cm - 50cm: được sử dụng để sản xuất đồ gỗ như tủ bếp, các đồ dùng trang trí.

- Các loại cây có kích thước chiều rộng từ 10cm đến 15cm, dài từ 45cm đến 1.8m: nhỏ hơn, hoặc cành cây có kích thước lớn, được xẻ thành các thanh để sử dụng làm sàn gỗ căm xe ( gọi là phôi sàn gỗ).

Quy trình khai thác và chế biến gỗ căm xe thành ván sàn

Bước 1: Phôi gỗ Căm xe được chuyển từ rừng về các nhà máy sản xuất sàn gỗ sẽ được đưa vào các lò sấy đưa về độ ẩm dưới 8%.

Bước 2: Sau quá trình hồi ẩm lên tới 11%-12% sẽ đưa vào công đoạn sản xuất bao gồm chỉnh phôi (Sử dụng máy báo 4 mặt để đưa phôi về đúng kích thước chuẩn).

Bước 3: Sau quá trình chỉnh phôi sẽ tới công đoạn chạy cạnh (Hèm khóa âm – dương),

Bước 4: Chà nhám bề mặt, phân loại thành phẩm

Bước 5: Chuyển tới công đoạn sơn UV công nghiệp để hoàn thiện.

Kích thước của ván sàn tự nhiên căm xe thường gặp ?

Ngày này, các loại kích thước của sàn căm xe khá đa dạng. Do được sử dụng từ các loại gỗ nhỏ, cành cây căm xe, nên ván sàn gỗ tự nhiên căm xe thường có kích thước rất nhỏ. Ngoài ra, sàn gỗ Solid cũng không thể sản xuất được các kích thước lớn vì thanh gỗ sẽ dễ dàng bị cong vênh, nứt mặt, có tính ổn định không cao sau khi lắp.

STT

Loại sàn gỗ tự nhiên

Quy cách kích thước (mm)

1

Sàn gỗ căm xe 15mm

15 x 90 x 450

15 x 90 x 600

15 x 90 x 750

15 x 90 x 900

15 x 90 x 1050

2

Sàn gỗ căm xe 18mm

18 x120 x 450

18 x 120 x 600

18 x 120 x 750

18 x 120 x 900

18 x 120 x 1200

3

Sàn gỗ căm xe FJL

15 x 90 x 900

4

Sàn gỗ căm xe kiểu xương cá

15 x 90 x 900

Giá ván sàn gỗ căm xe là bao nhiêu? Có đắt không ?

Giá thành mỗi quy cách là khác nhau, quy cách sàn căm xe càng ngắn thì giá thành càng giảm. Bởi vì thế sàn gỗ có quy cách 15 x 90 x 450 (mm) được rất nhiều người sử dụng. Trên thị trường loại sàn gỗ này có giá giao động từ khoảng 750.000 – 1.500.000 đồng/m2 tùy theo quy cách kích thước của mỗi loại. Hiện nay, sàn tự nhiên căm xe không còn được ưa chuộng bởi hạn chế về thiết kế, màu sắc, tính năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, có một loại sàn gỗ có thể đảm bảo về chất lượng, tương đương về giá thành nhưng thiết kế lại rất đẹp và phong phú hơn nhiều, phù hợp với xu hướng hiện đại đó là sàn gỗ tự nhiên . Khách hàng có thể tìm mua loại sàn gỗ này ở những thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng. 

Sàn tự nhiên căm xe có tốt không? Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Sàn gỗ căm xe được sử dụng phổ biến tại Việt Nam do thói quen sử dụng gỗ tự nhiên và phù hợp với sở thích của người Việt. Sàn gỗ có đặc điểm là độ bền cao, màu sắc đa dạng và rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây tại các thành phố lớn, khi nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi rất cao về thiết kế nên màu đỏ của sàn gỗ căm xe không còn được ưa chuộng. Sàn gỗ căm xe ít bị mối mọt nên cũng tạo được sự an tâm cho người dùng. Do thói quen, nhu cầu tâm lý “ăn chắc mặc bền” của người Việt Nam nên Căm xe vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu những tính năng ưu việt của gỗ căm xe như:

  • Độ bền cao, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng tốt, chịu va đập tốt. Gỗ căm xe dùng càng lâu thì thớ gỗ sẽ dần chuyển sang màu cánh gián, hay màu đỏ đậm.
  • Mang đến cảm giác tuyệt vời khi sử dụng nhờ khả năng cân bằng nhiệt: ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.
  • Rất bền, không sợ bị nứt sau một thời gian dài, Cách âm, cách nhiệt, gần gũi với thiên nhiên, bề mặt phẳng, màu sắc tự nhiên và đồng đều, hạn chế được khả năng mối mọt, cong vênh, bền màu.

Nhược điểm 

Giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp. Nếu trong quá trình thi công sàn gỗ, không xử lý tốt các giai đoạn như ở các mối ghép thì sau thời gian sẽ dẫn đến biến dạng như bị phồng, mất tính thẩm mỹ, tốn chi phí bảo hành, sửa chữa. Đòi hỏi đội ngũ thi công có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. Kích thước ván không đồng đều do trong thời gian sinh trưởng cây dễ bị bọ đục và chết cây.  Quá trình thi công lắp đặt phải cẩn thận và đòi hỏi kinh nghiệm cao.

Trên thị trường, để khắc phục những nhược điểm trên của sàn căm xe, nhiều khách hàng đã tin chọn sàn gỗ sồi trắng và gỗ óc chó – những loại được dùng làm cửa gỗ phổ biến và chất lượng nhất nhờ những ưu điểm như:

  • Tấm gỗ có khả năng kháng sâu, không bị các loại mọt gỗ thông thường và bọ sừng tấn công.
  • Gỗ tuyệt đối không thấm chất bảo quản, dát gỗ tương đối không thấm chất này.
  • Chịu được sự khắc nghiệt của môi trường, thích hợp với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
  • Có độ bền cao ngay cả trong điều kiện dễ hư mục.

Sau khi nguồn cung gỗ Căm xe tại Đông Dương đang ngày càng khan hiếm, sàn gỗ căm xe chủ yếu được sản xuất từ các cây gỗ nhỏ, hoặc cành còn sót lại. Do vậy, chất lượng gỗ thấp, dễ nứt và cong vênh, không còn những đặc điểm như trước. Bên cạnh đó, hầu hết loại sàn gỗ này được sản xuất từ Nam Phi nên cho sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ không cao.

Trên đây là những thông tin về gỗ tự nhiên căm xe hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu được tư vấn thêm về sàn gỗ, các vật liệu lát sàn đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Floordi để được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn hợp lý và hoàn toàn miễn phí.

Nguồn Đăng : Floordi.com https://www.floordi.com/san-go-cam-xe-la-gi-co-tot-khong/

Read More

Contact Details